Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường không khí xung quanh là:
1. Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;
2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương;
3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp;
4. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian;
5. Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí;
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc;
b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc. Sau khi đi khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ;
c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải chú ý:
- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí;
- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm. Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.
a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất…), loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc;
b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh là:
- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;
- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx), cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2,5); chì bụi (Pb) và các kim loại nặng khác;
c) Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số độc hại khác theo QCVN 06: 2009/BTNMT.
a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục tiêu quan trắc;
- Thông số quan trắc;
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc;
- Yếu tố khí tượng
- Thiết bị quan trắc;
- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Độ nhạy của phương pháp phân tích.
b) Tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.
c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc:
Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó;
Bảng 1. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường
STT |
Thông số |
Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp |
---|---|---|
1 |
SO2 |
|
2 |
CO |
|
3 |
NO2 |
|
4 |
O3 |
|
5 |
Bụi lơ lửng tổng số (TSP) |
|
6 |
Bụi PM10 |
|
7 |
Bụi PM2,5 |
|
8 |
Chì bụi (Pb) |
|
9 |
Các thông số khí tượng |
|
Bảo quản và vận chuyển mẫu
a) Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và tuân thủ hướng dẫn trong theo phương pháp áp dụng và kỹ thuật phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ;
b) Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo quản lạnh;
c) Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải được sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị vỡ và hạn chế rò rỉ;
d) Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường;
a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm
STT |
Thông số |
Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp |
---|---|---|
1 |
SO2 |
|
2 |
CO |
|
3 |
NO2 |
|
4 |
Chì bụi (Pb) |
|
5 |
Bụi lơ lửng tổng số (TSP) |
|
Thiết bị Bảo vệ MT Biển
Thiết bị Bảo vệ thực vật
Phòng Kiểm nghiệm Dược - Mỹ phẩm
Phòng TN Hóa cơ bản
Thiết bị Hóa dược và Bào chế
Phòng TN Vi sinh & SH phân tử
Thiết bị Y tế (Điện tử - Hình ảnh)
Phòng sạch - Phòng IVF
Thiết bị Chăn nuôi Thú Y
Thiết bị Nuôi trồng thủy sản
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KHOA HỌC QUỐC TẾ
Trụ sở : BT1B-A312, Khu đô thị Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
VPHCM: Số 103, Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Q. Bình Thạnh, TP HCM
Điện thoại: 0919.278.276 - 024.32005678 (máy lẻ 201) Ms.Trinh
Email: thietbimoitruongstech@gmail.com
Website: thietbimoitruong.info